Lực lượng quân sự của các bên Chiến_dịch_Tây_Nguyên

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến tại Mặt trận Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 ban đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên (mật danh 275) trên cơ sở tổ chức lại Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) trước đây. Ngày 5 tháng 2 năm 1975, Bộ Tư lệnh được thành lập do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ, Thiếu tướng Vũ Lăng (nguyên Cục trưởng Cục tác chiến) và các đại tá Phan Hàm, Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh. Đại tá Phí Triệu Hàm làm Phó chính uỷ, Đại tá Hồ Đệ làm Tham mưu trưởng Quân đoàn kiêm Sư trưởng sư 10, sau làm Phó Tư lệnh quân đoàn 3.[3]

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản

Trực tiếp chiến đấu

Bộ binh:
  • Các sư đoàn 2 Quảng-Đà, 10 Đắktô, 316 Bông Lau, 320A Đồng Bằng, 968 Trường Sơn.
  • Các trung đoàn độc lập: 25, 271, 95A, 95B.
Đặc công: Trung đoàn 198 và 2 tiểu đoàn độc lập 14, 27.Xe tăng-thiết giáp: Trung đoàn 273.Pháo binh: Các trung đoàn 40 và 675.Phòng không: Các trung đoàn 232, 234, 593.

Bảo đảm chiến đấu

Công binh: Các trung đoàn 7 và 575.Thông tin: Trung đoàn 29.Vận tải: một trung đoàn ô tô.

Tổng quân số các đơn vị Quân Giải phóng thuộc Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên là 65.141 người, trong đó có 44.900 người trực tiếp tham gia chiến đấu (có khoảng hơn 1000 bộ đội địa phương, du kích và TNXP tham chiến). Khối chủ lực có quân số 43.020 người; các đơn vị này được trang bị 57 xe tăng, 88 khẩu pháo lớn từ 105 mm đến 130 mm hàng trăm khẩu pháo 85 mm và cối 120, 160 mm, 6 bộ khí tài tên lửa chống tăng B-72, 1.561 súng chống tăng B-40, B-41, hàng vạn súng bộ binh RPD, RPK, AK-47, K-63 và CKC, 343 súng phòng không các cỡ, 679 ô tô các loại. Các kho dự trữ hậu cần của mặt trận Tây Nguyên bảo đảm cung cấp cho các đơn vị từ 2 đến 3 tháng trong điều kiện chiến đấu liên tục.[4]

Đầu tháng 3 năm 1975, các lực lượng nói trên được bố trí như sau:

  • Cụm Buôn Ma Thuột: Sư đoàn bộ binh 316, trung đoàn bộ binh 95B, trung đoàn bộ binh 24 (thiếu tiểu đoàn), tiểu đoàn bộ binh 4 (trung đoàn 24), trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273 (thiếu 1 tiểu đoàn), 2 trung đoàn pháo binh 40 (thiếu) và 675, 2 trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29.
  • Cụm Đức Lập: Sư đoàn 10 bộ binh (thiếu trung đoàn 24), trung đoàn bộ binh 271, tiểu đoàn đặc công 14, một tiểu đoàn pháo binh (thuộc trung đoàn pháo binh 40), 2 tiểu đoàn phòng không (thuộc trung đoàn phòng không 234.
  • Khu vực đường 19 từ Bình Khê đi Pleibon: Sư đoàn 2, trung đoàn 95A.[5]
  • Cụm Thuần Mẫn - đường 14: Sư đoàn bộ binh 320A (binh chủng hợp thành) được bổ sung một trung đoàn của F968.
  • Cụm Pleiku-Kon Tum: Sư đoàn 968 (thiếu) và lực lượng vũ trang 2 tỉnh đảm nhiệm.
  • Khu vực đường 21: trung đoàn bộ binh 25.[6]

Ngoài ra, để thực hiện thành công kế hoạch nghi binhtấn công của mình, Quân Giải phóng đã huy động được sự hỗ trợ từ những người đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Họ giúp đỡ làm đường, kéo pháo, đặc biệt là phao tin để kế hoạch nghi binh thành công.[7] Phối hợp với hoạt động của quân chủ lực, các đơn vị vũ trang địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích các buôn làng đã tham gia chiến đấu, phục kích tiêu diệt binh lính VNCH trên đường rút chạy. Những vùng VNCH kiểm soát ở Bắc Tây Nguyên đã nổ ra gần 200 cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia đấu tranh. Binh vận là một mũi giáp công quan trọng. Ở vùng dân tộc thiểu số, binh vận không chỉ đánh vào QLVNCH mà còn góp phần làm tan rã hệ thống chính quyền của VNCH. Bằng các hình thức rải truyền đơn, viết thư tay cho thân nhân trong binh lính VNCH và công chức, nhân viên VNCH, chỉ riêng đồng bào các dân tộc ở Đắc Lắc đã làm rã ngũ 1000 lính VNCH và 250 chính quyền cấp xã. Các địa phương khác như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng... làm tan rã hàng chục đơn vị vũ trang của QLVNCH.[8]

Quân lực Việt Nam Cộng hòa[9][10]

Vùng duyên hải Trung-Nam Trung bộ

Bộ binh: Sư đoàn 22 (4 trung đoàn: 40, 41, 42, 47) và 45 tiểu đoàn bảo an.Pháo binh: 5 tiểu đoàn với 146 khẩu các cỡ từ 105 đến 155 mm.Xe tăng-Thiết giáp: 1 thiết đoàn và 8 chi đội tổng cộng 117 xeKhông quân: 12 phi đoàn gồm 102 máy bay chiến đấu phản lực và cánh quạt, 164 trực thăng, 69 máy bay vận tải, trinh sát và huấn luyện.Hải quân: 2 hải đoàn tuần duyên, 2 giang đội trên sông

Chỉ huy cụm quân tại duyên hải miền Trung thuộc địa bàn Quân đoàn II - Quân khu II là Chuẩn tướng Lê Văn Thân, phó tư lệnh phụ trách về lãnh thổ. Lực lượng hải quân do Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh tư lệnh vùng 2 hải quân chỉ huy. Các sĩ quan chỉ huy cấp dưới và các lực lượng có Chuẩn tướng Phan Đình Niệm, tư lệnh sư đoàn 22; các tiểu khu quân sự cấp tỉnh do các đại tá tỉnh trưởng phụ trách gồm: đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa, đại tá Trần Đình Vi, tỉnh trưởng Bình Định, đại tá Vũ Quốc gia, tỉnh trưởng Phú Yên, đại tá Nguyễn Văn Tư, tỉnh trưởng Ninh Thuận, đại tá Ngô Tấn Nghĩa, tỉnh trưởng Bình Thuận.[11]

Vùng Cao nguyên

Bộ binh: Sư đoàn 23 (3 trung đoàn: 44, 45, 53), 7 liên đoàn biệt động quân (4, 6, 21, 22, 23, 24, 25; các đơn vị này có quân số tương đương 10 trung đoàn), 36 tiểu đoàn bảo an.Pháo binh: 8 tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175 mm.Xe tăng-thiết giáp: 4 thiết đoàn với 371 xeKhông quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc).

Bộ tư lệnh tiếp vận Quân khu II - Quân đoàn II QLVNCH có các kho dự trữ đủ khả năng cung cấp cho Quân đoàn chiến đấu ác liệt trong hai tháng.[12]

Theo đại tá Phạm Bá Hoa, tham mưu trưởng Tổng cục tiếp vận QLVNCH, các lực lượng này được bố trí theo thế "nặng đầu nhẹ đuôi" trên địa bàn Cao nguyên trung phần.[13] Trung đoàn 44 (sư đoàn 23) và 3 thiết đoàn xe tăng, 5 tiểu đoàn pháo, 5 liên đoàn biệt động quân (6, 22, 23, 24, 25) đóng quanh khu vực Kon Tum - Pleiku và chốt giữ đường 19 đi An Khê (Bình Định); toàn bộ 4 phi đoàn không quân đóng tại sân bay Cù Hanh; Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) và 1 chi đoàn thiết giáp (thuộc thiết đoàn 8) giữ Quảng Đức, liên đoàn 4 biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo binh giữ Thanh An - Đồn Tằm. Tại Buôn Ma Thuột chỉ có trung đoàn 53, liên đoàn 21 biệt động quân, trung đoàn pháo binh 232, thiết đoàn 8 (thiếu) và một chi đội thiết giáp, 3 liên đoàn bảo an, hậu cứ trung đoàn 45 (khu B50), các đơn vị hậu cứ và Bộ chỉ huy nhẹ của sư đoàn 23. Tổng số quân 8.350 người, trong đó có 5.920 quân đóng tại các căn cứ trong thị xã, 2.430 quân đóng tại các cứ điểm ngoại vi thị xã. Lực lượng này được trang bị 19 pháo 105 mm, 4 pháo 155 mm, 16 xe tăng M-41 và M48, 50 xe bọc thép M-113, phi đội trinh sát có 6 máy bay trinh sát L-19 và trực thăng UH-1 tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực).[14][15]

Thiếu tướng Phạm Văn Phú chỉ huy các lực lượng của Quân đoàn II-QLVNCH. Các chỉ huy cấp tại cụm quân Cao nguyên có Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm phó tư lệnh phụ trách hành quân; chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh sư đoàn 6 không quân, chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23; Đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng quân đoàn; Đại tá Phạm Duy Tất, chỉ huy biệt động quân, đại tá Vũ Thế Quang, Phó tư lệnh sư đoàn 23. Các tiểu khu quân sự tỉnh do các đại tá tỉnh trưởng nắm giữ gồm: đại tá Phạm Văn Nghìn, tỉnh trưởng Quảng Đức, đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Đắc Lắc và tỉnh trưởng các tỉnh trưởng Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Tuyên Đức.[10][16]

Trên toàn mặt trận Tây Nguyên, so với lực lượng QLVNCH, lực lượng bộ binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ít hơn một chút và kém hơn đáng kể về hỏa lực hạng nặng (xe tăng, xe thiết giáp, pháo cỡ lớn và máy bay). Nhưng do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tập trung chủ lực tại cánh Nam trong khi phần lớn QLVNCH kéo về phòng thủ tại cánh Bắc (do bị mắc bẫy nghi binh của đối phương), nên tại điểm quyết chiến Buôn Ma Thuột vào giờ khai hỏa, ưu thế của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam so với QLVNCH tại đây có tỉ lệ áp đảo: bộ binh 5:1, thiết giáp 2:1, pháo lớn 2:1[17]. Ưu thế này bảo đảm cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khả năng thắng lợi nhanh chóng do đối phương khó có khả năng cầm cự lâu dài chờ quân phản kích ứng cứu.